Quy định Chế độ kế toán là gì? Chế độ kế toán nào áp...

Chế độ kế toán là gì? Chế độ kế toán nào áp dụng năm 2019 cần biết

5465
nghe-ke-toan

Dù là lĩnh vực nào, muốn hoạt động hiệu quả và có tổ chức, không thể thiếu những nguyên tắc, quy định, chuẩn mực…và kế toán cũng như thế. Nhân viên kế toán muốn giải quyết được công việc một cách đúng chuẩn, chính xác, rất cần phải nắm rõ các chế độ kế toán. Vậy kế toán là gì? Hiện nay chế độ kế toán nào đang được áp dụng cho doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về chế độ kế toán.

nghe-ke-toan

1. Chế độ kế toán là gì?

Chế độ kế toán được hiểu là những chuẩn mực, quy định, luật lệ về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan Nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.

2. Các chế độ kế toán áp dụng trong năm 2019

Chế độ kế toán được chia theo từng loại hình doanh nghiệp để có sự phù hợp và chuẩn xác. Trong đó:

Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ: Áp dụng Thông tư 132/2018/TT-BTC

Có hiệu lực: từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019.

thong-tu-132

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp siêu nhỏ.

Nội dung chính: Hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ.

Những điểm cần lưu ý:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải có kế toán trưởng.

– Được lựa chọn chế độ kế toán phù hợp.

– Nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Thông tư 132.

– Phải áp dụng chế độ kế toán nhất quán trong một năm tài chính. Việc thay đổi chế độ kế toán áp dụng chỉ được thực hiện tại thời điểm đầu năm tài chính kế tiếp.

– Được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán, sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát.

Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC

Có hiệu lực: Ngày 01/01/2017.

thong-tu-133

Đối tượng áp dụng:

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

– Trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Nội dung chính: Hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.

Những điểm cần lưu ý:

– Cách tiếp cận chính sách có sự đổi mới.

– Tính khả thi áp dụng trong thực tế doanh nghiệp.

– Tách biệt kế toán và thuế, hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị, điều hành doanh nghiệp.

– Kế toán không phải là câu chuyện Nợ – Có, cần tách biệt kỹ thuật ghi chép trên sổ kế toán và kỹ thuật trình bày báo cáo tài chính.

Chế độ kế toán doanh nghiệp: Áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC

Có hiệu lực: từ 05/02/2015 và được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015.

che-do-ke-toan-doanh-nghiep

Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

Nội dung chính: Thông tư 200 hướng dẫn về việc sử dụng các tài khoản kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.

Những điểm cần lưu ý:

– Về tài khoản kế toán:

  • Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
  • Được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và chuyển đổi ngoại tệ sang Đồng Việt Nam khi lập Báo cáo tài chính: “Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.”
  • Có nguyên tắc cụ thể cho từng loại tài khoản.

lam-viec-ke-toan

– Về báo cáo tài chính:

  • Thông tin bắt buộc trong Báo cáo tài chính không còn “Thuế và các khoản nộp Nhà nước.”
  • Kỳ lập Báo cáo tài chính: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán, Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.
  • Phần Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có nhiều sự thay đổi, bổ sung các chỉ tiêu như: Phần đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp bổ sung thêm: chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường; cấu trúc doanh nghiệp. Phần chính sách kế toán áp dụng chia ra chỉ tiêu cụ thể cho 2 trường hợp Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và Doanh nghiệp không.

– Về sổ kế toán: Tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ.

Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Áp dụng thông tư 107/2017/TT-BTC

Có hiệu lực: 24/11/2017

Đối tượng áp dụng: Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.

che-do-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep

Nội dung chính: Hướng dẫn danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc; danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán; danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán; danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị quy định tại Thông tư 107.

Những điểm cần lưu ý:

– Về chứng từ kế toán:

  • Sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc và không được sửa đổi thông tin đã ban hành.
  • Được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

– Về tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động ở đơn vị hành chính sự nghiệp.

– Về sổ sách kế toán: Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Chế độ kế toán áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: Áp dụng Thông tư 177/2015/TT-BTC

Có hiệu lực: 01/01/2016

Đối tượng áp dụng: Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam, bao gồm cả Trụ sở chính của BHTG Việt Nam và các đơn vị trực thuộc BHTG Việt Nam.

che-do-bao-hiem-tien-gui

Nội dung chính: Quy định về tài khoản kế toán, nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán, phương pháp kế toán, việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Những điểm cần lưu ý:

– Tài khoản chi sử dụng tại trụ sở chính để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư đến ngày đáo hạn như các khoản tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn như các khoản cho vay hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG trước ngày 01/01/2013.

– Ghi sổ kế toán theo giá gốc bao gồm giá mua cộng các chi phí liên quan đến việc đầu tư như chi phí giao dịch, môi giới, cung cấp thông tin, tư vấn, thuế, phí, lệ phí…

– Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng số lượng.

Trên đây là những chế độ kế toán cơ bản áp dụng cho từng đối tượng doanh nghiệp khác nhau, cùng với đó là những thông tin cơ bản nhất về các Thông tư đi kèm. Bài viết hy vọng đã cung cấp cho bạn đủ những thông tin thiết yếu nhất về chế độ kế toán đang được áp dụng hiện nay.