Kế toán cho người mới bắt đầu Nhập môn kế toán Chứng từ kế toán và các cách phân loại chứng từ kế...

Chứng từ kế toán và các cách phân loại chứng từ kế toán mà bạn nên biết

1479

Một trong những tài liệu quan trọng của doanh nghiệp phải kể đến là chứng từ kế toán. Vậy thì chứng từ kế toán là, phân loại chứng từ kế toán như thế nào thì cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Chứng từ kế toán và các cách phân loại chứng từ kế toán mà bạn nên biết

Chứng từ kế toán là gì?

Khái niệm chứng từ kế toán được quy định rõ ràng tại Luật kế toán 2015. Theo đó, chứng từ kế toán gói gọn những thông tin sau:

  • Là một tài liệu kế toán
  • Là những giấy tờ và vật, có chức năng phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
  • Đây là căn cứ để doanh nghiệp ghi sổ kế toán

Một số loại chứng từ kế toán thông dụng trong doanh nghiệp:

  • Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, xuất kho
  • Bảng chấm công
  • Biên lai thu tiền
  • Một số biên bản: Biên bản giao nhận hay đánh giá tài sản cố định
  • Hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng…

Chứng từ kế toán và các cách phân loại chứng từ kế toán mà bạn nên biết

Các cách phân loại chứng từ kế toán

Mỗi ngày, doanh nghiệp phát sinh rất nhiều các hoạt động thu vào, chi ra liên quan đến tài sản, hàng tồn kho, nguồn vốn… Do đó, chứng từ cũng được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số cách để phân loại

Dựa vào công dụng, chức năng của chứng từ

Căn cứ vào tiêu chí này, người ta phân ra thành 4 loại chứng từ:

  • Chứng từ mệnh lệnh: là loại chứng từ có chức năng truyền đạt mệnh lệnh và chỉ thị. Ở đây là chỉ thị từ các cấp lãnh đạo đến với các phòng ban công ty, hay các bộ phận bên dưới.
  • Chứng từ chấp hành là chứng từ thể hiện việc hoàn thành xong một nghiệp vụ kinh tế nào đó trong doanh nghiệp
  • Chứng từ thủ tục: là loại chứng từ được lập để tổng hợp và phân loại các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ này có liên quan đến những đối tượng cụ thể, làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
  • Chứng từ liên hợp: là chứng từ bao quát đặc điểm, chức năng của từ 2 loại đến 3 loại chứng từ kể trên.

Dựa vào trình tự lập chứng từ

Căn cứ vào tiêu chí trình tự lập chứng từ, người ta chia ra làm hai loại:

  • Thứ nhất, chứng từ gốc: là chứng từ được lập trực tiếp từ nghiệp vụ kinh tế vừa hoàn thành.
  • Thứ hai, chứng từ tổng hợp: là loại chứng từ được lập ra để tổng hợp số liệu. Số liệu của các nghiệp vụ kinh tế. Qua đó, giúp cho công tác quản lý và ghi sổ trở nên nhẹ nhàng, đơn giản hơn.

Dựa vào phương thức lập chứng từ

Căn cứ vào tiêu chí này, người ta cũng phân chứng từ ra làm hai loại cơ bản:

  • Chứng từ được lập 1 lần: là loại chứng từ mà trước khi chuyển vào sổ kế toán, chỉ ghi chép đúng 1 lần.
  • Chứng từ được lập nhiều lần: là loại chứng từ ghi nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên tiếp nhau. Số liệu sẽ được cộng dồn sau mỗi lần ghi cho tới một mức giới hạn nào đó.

Dựa vào hình thức chứng từ

  • Chứng từ bình thường: là loại chứng từ được thể hiện dưới dạng giấy tờ bình thường.
  • Chứng từ điện tử: là loại chứng từ được lập dưới dạng điện tử, được mã hóa.

Chứng từ kế toán cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Yêu cầu về nội dung

Chứng từ kế toán cần phải chứa đầy đủ những thông tin như:

  • Thời gian lập chứng từ kế toán
  • Tên công ty lập và nhận chứng từ kế toán
  • Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Tên và số hiệu
  • Số lượng, đơn giá, số tiền của nghiệp vụ
  • Chữ ký, đánh dấu của người lập.

Yêu cầu về hình thức

  • Chứng từ cần được trình bày một cách rõ ràng, cụ thể, minh bạch, dễ theo dõi.
  • Chứng từ không được nhàu, rách hoặc bị phai màu…
  • Nội dung chứng từ không được viết tắt, tẩy xóa lung tung.

Trên đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo về chứng từ kế toán. Hiểu rõ các loại chứng từ sẽ giúp ích cho hoạt động kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp. Ngoài ra, bài viết giúp cho người lập đảm bảo được những nội dung và yêu cầu của chứng từ.

Xem thêm

Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc trong đơn vị hành chính, sự nghiệp

Tải về hệ thống chứng từ kế toán tài sản cố định chuẩn theo Thông tư 133

Chi phí là gì? Điều kiện ghi nhận chi phí trong đơn vị kế toán?